Những nguy hiểm khôn lường đến từ muỗi và căn bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh, ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Thực tế có hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh SXH. Các đợt dịch SXH đáng quan tâm nhất gần đây thường xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương. Mỗi năm ước tính trên toàn thế giới có khoảng 390 triệu ca nhiễm vi-rút Dengue, trong số này có khoảng 500.000 ca phát triển thành thể nặng và ước tính có trên 25.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.Và nguyên nhân chính đó chính là hung thủ mang tên muỗi vằn.
Muỗi vằn và những nguy hiểm khôn lường
Muỗi vằn có đặc điểm ra sao ?
Muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) là véc-tơ chính truyền vi-rút Dengue trong cộng đồng. Ở một số địa phương, một số loài muỗi khác có thể cũng truyền vi-rút Dengue nhưng tỉ lệ truyền bệnh là không đáng kể.
Muỗi vằn sốt xuất huyết
Muỗi vằn có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng hiện tại nó phân bố rất phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quá trình di cư, nhập cư trên toàn thế giới, sự gia tăng đi lại, buôn bán, giao lưu giữa các khu vực đã đóng góp đáng kể vào sự lan truyền và phổ biến của muỗi vằn sang các châu lục khác trên toàn thế giới. Sự tăng lên nhanh chóng của dân số toàn cầu, quá trình đô thị hoá gia tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như: nhà ở không đạt tiêu chuẩn, thiếu hệ thống cung cấp nước sạch, quản lý rác thải và vệ sinh kém. Người dân sử dụng nhiều các dụng cụ chứa nước uống, nước sinh hoạt, bao gồm bể, bi, lu, xô chậu, dụng cụ phế thải có nước đọng. Tất cả đã tạo thêm nhiều môi trường sinh sản phù hợp cho muỗi.
Muỗi vằn không mang vi-rút Dengue một cách tự nhiên, nó phải đốt người bị bệnh và nhiễm vi-rút Dengue từ người bị bệnh rồi mới có thể truyền sang cho cộng đồng.
Sự nguy hiểm đến từ tên sát thủ " muỗi vằn " và căn bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết nguy hiểm đến mức độ nào?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Muỗi Aedes aegypti.
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh.
Bệnh thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội. Hiện Việt Nam đã có hàng chục ngàn người mắc bệnh, vài chục trường hợp tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ, vậy nên chúng ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
TRIỆU CHỨNG CUẢ BỆNH:
Thể bệnh nhẹ:
Sốt cao: Sốt từ 38 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt (bao gồm cả sốt nóng và sốt lạnh). Người có cảm giác vừa sốt lạnh run người, đắp nhiều chăn vẫn thấy lạnh nhưng ngay sau đó thì người nóng rực và toát mồ hôi toàn thân.
Thể bệnh nặng:
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Hãy chung tay bảo vệ bản thân và gia đình của bạn bằng nhiều biện pháp khác nhau chẳng hạn như sử dụng mùng mộc miên để bảo vệ khỏi sự tấn công của muỗi, xịt muỗi, nhang muỗi, vệ sinh sạch sẽ không gian sống......... Để mái ấm gia đình được trở nên ấm áp và hạnh phúc nhé
Xem thêm