TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ
Ngày nay, cuộc sống bộn bề khiến chúng ta phải làm việc nhiều hơn và dùng ít thời gian hơn cho việc ngủ. Thế nhưng, chúng ta lại chưa hiểu rõ hết về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với suy nghĩ và trí nhớ.
🌺 Ngủ đủ giấc có lợi thế nào cho suy nghĩ và trí nhớ?
👉 Giấc ngủ là một phần trong cơ chế sinh học cơ bản của cơ thể con người. Michael Twery, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rối loạn giấc ngủ tại Viện Sức khỏe, phổi và máu Quốc gia ở Maryland, cho biết: “Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức của các tế bào, bao gồm cả những quá trình liên quan đến cách ta biểu lộ cảm xúc, ứng xử với mọi việc và học hỏi những điều mới”.
👉 Những người đã từng thức khuya đều phải công nhận rằng nếu bạn ngủ muộn thì ngày hôm sau, bạn sẽ có xu hướng mơ màng và khó tập trung hơn bình thường.
👉 Ngủ sâu là giai đoạn mà bộ nhớ tiến hành quá trình lưu trữ của nó. Đồng thời, quá trình “dọn dẹp” các chất thải ở não cũng xảy ra trong giai đoạn này, giúp não loại bỏ các sản phẩm phụ độc hại tích tụ tự nhiên từ những hoạt động của cơ thể trong suốt một ngày dài.
👉 Khi chúng ta không ngủ (hoặc ngủ không đủ giấc), các quá trình này có thể bị gián đoạn và dẫn đến những ảnh hưởng to lớn lên suy nghĩ và trí nhớ.
🌺 Não “dọn rác” khi chúng ta ngủ:
Giấc ngủ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và lưu trữ các thông tin mới, các nhà nghiên cứu cho rằng khi chúng ta ngủ, quá trình dọn dẹp các chất thải cũng xảy ra trong não. Khi bạn ngủ, não sẽ loại bỏ các protein độc hại được tạo ra suốt quá trình bạn thức. Những protein này nếu tích lũy trong não có thể làm tắc nghẽn và tiêu diệt các tế bào thần kinh khỏe mạnh cũng như những “dữ liệu” được lưu trữ trong đó.
Hầu hết những người ở độ tuổi trưởng thành sẽ cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, mặc dù một số người có thể cần ít hoặc nhiều thời gian ngủ hơn để được nghỉ ngơi đầy đủ.